DOANH NGHIỆP HỖ TRỢ CHO VÙNG LŨ LỤT CÓ ĐƯỢC KHẤU TRỪ KHI TÍNH THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP KHÔNG?

DOANH NGHIỆP HỖ TRỢ CHO VÙNG LŨ LỤT CÓ ĐƯỢC KHẤU TRỪ KHI TÍNH THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP KHÔNG?

Thời gian gần đây, mỗi ngày người dân trên cả nước đều phải nhận những “tin dữ” sau bão Yagi như sạt lở đất đã vùi lấp nhiều thôn làng ở Lào Cai, vỡ đê ven sông lớn ở nhiều tỉnh, sập cầu Phong Châu tỉnh Phú Thọ, hàng chục ngàn căn nhà ở Tuyên Quang, Thái Nguyên,…ngập sâu trong biển nước,… Báo đài liên tục đưa tin do mưa lớn kéo dài sau bão đã dẫn đến lũ lụt, gây thiệt hại nghiêm trọng về người và của tại các tỉnh miền Bắc.

Hiện nay, nhiều hộ dân ở vùng lũ đang sống trong tình cảnh thiếu thốn nhu yếu phẩm, thiếu nước sạch, nhiều hộ gia đình bị mất trắng tài sản,…Trước tình hình này, mọi người dân trên khắp mọi miền đều đổ dồn hướng nhìn về miền Bắc Việt Nam. Hàng loạt bài báo với tiêu đề đóng góp, ủng hộ, quyên góp, từ thiện, giúp đỡ, tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái,…đã được xuất bản và đăng tải.

Ngoài người dân và nhiều nghệ sĩ Việt Nam cùng cộng đồng người hâm mộ trong và ngoài nước đã chung tay đóng góp ủng hộ, giúp đỡ bà con vùng bão lũ, còn có nhiều doanh nghiệp cũng chi hàng tỷ đồng để góp phần khắc phục hậu quả thiên tai, giảm bớt gánh nặng cho Chính phủ.

Vậy câu hỏi đặt ra là khi các doanh nghiệp quyên góp cho vùng lũ lụt thì doanh nghiệp có được khấu trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp không?

Theo khoản 1 Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 218/2013/NĐ-CP về thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi, bổ sung tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC) quy định:

“Điều 6. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế

  1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
  2. a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
  3. b) Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
  4. c) Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.

Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thực hiện theo quy định của các văn bản pháp luật về thuế giá trị gia tăng.

Trường hợp mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên ghi trên hóa đơn mà đến thời điểm ghi nhận chi phí, doanh nghiệp chưa thanh toán thì doanh nghiệp được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. Trường hợp khi thanh toán doanh nghiệp không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thì doanh nghiệp phải kê khai, điều chỉnh giảm chi phí đối với phần giá trị hàng hóa, dịch vụ không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt vào kỳ tính thuế phát sinh việc thanh toán bằng tiền mặt (kể cả trong trường hợp cơ quan thuế và các cơ quan chức năng đã có quyết định thanh tra, kiểm tra kỳ tính thuế có phát sinh khoản chi phí này).

Đối với các hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ đã thanh toán bằng tiền mặt phát sinh trước thời điểm Thông tư số 78/2014/TT-BTC có hiệu lực thi hành thì không phải điều chỉnh lại theo quy định tại Điểm này”.

Theo khoản 2 Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC được sửa đổi khoản 2 Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC quy định:

“2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:

2.24. Chi tài trợ cho việc khắc phục hậu quả thiên tai không đúng đối tượng quy định tại tiết a điểm này hoặc không có hồ sơ xác định khoản tài trợ nêu tại tiết b dưới đây:

  1. a) Tài trợ cho khắc phục hậu quả thiên tai gồm: tài trợ bằng tiền hoặc hiện vật để khắc phục hậu quả thiên tai trực tiếp cho tổ chức được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật; cá nhân bị thiệt hại do thiên tai thông qua một cơ quan, tổ chức có chức năng huy động tài trợ theo quy định của pháp luật.
  2. b) Hồ sơ xác định khoản tài trợ cho việc khắc phục hậu quả thiên tai gồm: Biên bản xác nhận khoản tài trợ có chữ ký của người đại diện doanh nghiệp là nhà tài trợ, đại diện của tổ chức bị thiệt hại do thiên tai (hoặc cơ quan, tổ chức có chức năng huy động tài trợ) là đơn vị nhận tài trợ (theo mẫu số 05/TNDN ban hành kèm theo Thông tư số 78/2014/TT-BTC) kèm theo hoá đơn, chứng từ mua hàng hoá (nếu tài trợ bằng hiện vật) hoặc chứng từ chi tiền (nếu tài trợ bằng tiền).

Như vậy, các khoản chi tài trợ, quyên góp, hỗ trợ của các doanh nghiệp để khắc phục hậu quả thiên tai sẽ được trừ vào thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp nếu các khoản chi này được thực hiện đúng đối tượng và có đầy đủ hồ sơ chứng minh theo quy định pháp luật.

Tại Công ty luật Luật sư Mến & Cộng sự, chúng tôi tự hào mang đến dịch vụ tư vấn pháp luật toàn diện và chuyên nghiệp, đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng.

Chi tiết liên hệ:

Điện thoại: 0931.105.104 (Zalo/Viber/WhatsApp)

Địa chỉ:

VĂN PHÒNG TẠI TP. BẾN TRE: 118E3 Đường số 3 Khu dân cư Sao Mai, Khu phố Mỹ Tân, phường 7, TP. Bến Tre, tỉnh Bến Tre (cuối đường số 3 Khu dân cư Sao Mai, sát bên Công an tỉnh Bến Tre nhé) Maps: https://maps.app.goo.gl/eaGWJHPyJ9d6LNGY7

TRỤ SỞ: số 458/13E (tầng trệt), đường Huỳnh Tấn Phát, KP2, phường Bình Thuận, Quận 7, TP.Hồ Chí Minh.

ĐIỂM LIÊN HỆ TẠI TP KONTUM: 30 Lương Ngọc Quyến, phường Lê Lợi, TP Kontum, tỉnh Kontum.

Website: http://luatsumen.vn/

Nguồn ảnh: vietnam.net

 

VỀ CHÚNG TÔI
118E3 Đường số 3 (cuối đường số 3) Khu dân cư Sao Mai, Khu phố Mỹ Tân, phường 7, TP. Bến Tre, tỉnh Bến Tre (gần Công an tỉnh Bến Tre)
Thứ 2 - Thứ 6: 8.00 am - 5.00 pm