QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ ĐỘ TUỔI – TUỔI YÊU ĐƯƠNG

 

Tuổi của mỗi con người – gắn liền với quyền và nghĩa vụ. Bởi vì độ tuổi, chính là yếu tố quan trọng bậc nhất để xác định năng lực hành vi pháp lý của mỗi cá nhân.

Tác giả sẽ viện dẫn các quy định của pháp luật có liên quan để Bà con tham khảo, như sau:

– Theo quy định của Bộ luât dân sự:

  • Người thành niên:là người từ đủ mười tám tuổi trở lên.
  • Người chưa thành niên:
  1. Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi.
  2. Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện.
  3. Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.
  4. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.

– Theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình:

Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên. Điều này có nghĩa là nam từ đủ 18 tuổi đã là người thành niên, được tham gia mọi giao dịch dân sự, nhưng vẫn chưa được lấy vợ, mà phải đợi đủ 20 tuổi mới được kết hôn. Như vậy, theo tác giả rằng, cứ đủ tuổi yêu thì tự do tìm hiểu nhau, nhưng nếu tổ chức đám cưới cho tụi nhỏ thì có thể sẽ bị xử phạt về hành vi tổ chức tảo hôn.

Theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính:
Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành chính do cố ý; người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính.

Theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự:

Công dân đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi; công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi

Theo quy định của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân:

Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp theo quy định của Luật này.

Theo quy định của Luật Người cao tuổi:

Người cao tuổi được quy định trong Luật này là công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên.

Theo quy định của Bộ luật hình sự:

Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật hình sự có quy định khác.

Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật hình sự.

Và, từ đây, tôi muốn bàn về tuổi yêu đương.

Đối với khái niệm này, gần như không có văn bản nào quy định, bà con ta có lẽ cũng chưa từng nghĩ rằng đến bao nhiêu tuổi con/ cháu sẽ yêu đương. Thường hay nói rằng “thằng A biết yêu rồi”, “con B yêu thằng A rồi”, “tụi nó còn nhỏ xíu mà yêu đương cái gì” …

Nhưng, kèm theo đó, người ta thường hay nghĩ đến nếu đủ nhận thức yêu đương có thể sẽ gắn liền với những quan hệ tình dục, tội phạm xâm hại tình dục. Viễn dẫn theo quy định của Bộ luật hình sự thì nếu giao cấu với người dưới 13 tuổi, cho dù nạn nhân tự nguyện đồng ý như thế nào, vẫn là hiếp dâm trẻ em. Nếu giao cấu với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, cho dù nạn nhân tự nguyện đồng ý, vẫn phạm tội giao cấu với trẻ em.

Tôi từng là Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị hại N trong một vụ án “Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi” (Điều 145 Bộ luật Hình sự) tại Bến Tre từ giai đoạn điều tra cho đến khi xét xử.

02 đứa bé quen nhau (bị hại là người chưa thành niên, bị cáo là người đã thành niên), tôi không bàn đến anh chàng, vì anh ta tất nhiên đã đủ tuổi thành niên rồi, thời điểm bắt đầu quen biết thì lúc này cô bé chỉ mới 12 tuổi. Tạm thời tôi không bàn đến câu chuyện trước thời điểm 14 tuổi của cô bé (dù rằng chúng tôi đến tại thời điểm này vẫn chưa từ bỏ cơ hội), tôi chỉ bàn đến khi cô bé vừa chỉ mới đủ 13 tuổi, thì người thanh niên này thông qua “sự yêu đương” mà đã có hành vi giao cấu với cô bé nhiều lần.

Tôi rất lấy làm tiếc rằng, trong quá trình giải quyết vụ án, các anh chàng cánh mày râu – dù rất hiểu biết pháp luật (xin phép được không nhắc đến) đều thuận miệng nói rằng: “tụi nhỏ yêu nhau ấy mà…”. Nghe rất đau lòng. Lúc này tôi thử hỏi, nếu đặt trường hợp cháu N là con của quý vị. Tôi thề, chắc các ông sẽ không thể mạnh mồm, mạnh miệng như vậy đâu.

Thực sự, với vụ án này khi tham gia bảo vệ cho trẻ bị #xâm_hại_tình_dục, tôi đau lòng lắm, khi một người mẹ, (theo như chị chia sẻ) thì chị cũng từng bị người ta hiếp dâm. Rồi câu chuyện này, lại một lần nữa xảy ra với người con gái của mình, vết thương ấy chưa kịp lành lại trái gió trở trời trở nên nhức nhối. Và có lẽ, những cánh mày râu với thái độ trịnh thượng, cười nói rất thản nhiên đó, khi có thể nói ra những lời lẽ trên sẽ không bao giờ hiểu, cảm được nỗi đau của người mẹ ấy. Sự tổn thương ẩn sau trong tâm hồn đứa trẻ về sau sẽ ra sao.

Vâng, tuổi yêu đương, suy cho cùng là sự thượng tôn pháp luật, thử hỏi, sự nhận thức của một người chưa thành niên về việc yêu đương để rồi từ đó có quan hệ tình dục, các cháu nhận thức được như thế nào.

Lời khuyên của tác giả, quý vị cứ yêu đương thoải mái, nhưng quan hệ tình dục vì cho rằng đã đến tuổi yêu đương thì nên cứ dưới 16 tuổi là phải tránh xa con người ta. Quý vị ạ.

Như những trích dẫn từ nhiều quy định pháp luật, Bà con ta thấy rằng rất nhiều quy định của pháp luật có liên quan đến độ tuổi của cá nhân sẽ liên quan nhiều quan hệ pháp luật khác nhau. Và từ đó, trách nhiệm, cũng như hậu quả pháp lý sẽ khác nhau. Mong rằng, cũng qua đây, bà con chúng ta đừng vì một chút thiếu hiểu biết mà ảnh hưởng đến cuộc đời của mình, cũng như phổ cập đến cho con/ cháu chúng ta để nắm bắt được quy định của pháp luật một cách đúng đắn nhất.

Bến Tre, ngày 16/05/2021

Luật sư Nguyễn Thị Mến

 

———————————————————-

 

Sứ mệnh của chúng tôi sẽ không hoàn thành cho đến khi Khách hàng cảm thấy hài lòng với dịch vụ của chúng tôi.

Luật sư Nguyễn Thị Mến tư vấn pháp luật miễn phí:

– Luật sư Bến Tre – Tư vấn Luật Đất đai, kinh doanh bất động sản, dịch vụ nhà đất (đăng ký biến động, hợp đồng tặng cho, hợp đồng chuyển nhượng….)

– Luật sư Bến Tre – Tư vấn Luật bảo hiểm

– Luật sư Bến Tre – Tư vấn Luật Dân sự

– Luật sư Bến Tre – Tư vấn Luật Hình sự

– Luật sư Bến Tre – Tư vấn Luật hành chính

– Luật sư Bến Tre – Tư vấn Luật Doanh nghiệp

– Luật sư Bến Tre – Tư vấn Luật Đất đai

– Luật sư Bến Tre – Tư vấn Luật Hôn nhân và Gia đình (Di chúc, quyền nuôi con, phân chia tài sản chung/ riêng, Kết hôn nước ngoài, Ghi chú ghi hôn, Xác nhận tình trạng độc thân, Phân chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, Phân chia tài sản chung sau thời kỳ hôn nhân, Yêu cầu không công nhận quan hệ vợ chồng …)

– Luật sư Bến Tre – Tư vấn Luật Lao động

– Luật sư Bến Tre – Tư vấn Sở hữu trí tuệ

– Luật sư Bến Tre – Tư vấn thừa kế tài sản

– Luật sư Bến Tre – Tư vấn Luật đầu tư

– Luật sư Bến Tre – Dịch vụ Đổi tên

Và các lĩnh vực luật khác như dịch vụ VISA BẾN TRE.

Liên hệ ngay cho Luật sư Nguyễn Thị Mến theo Hotline 0931.105.104 để được Luật Sư tại Bến Tre giải đáp!

—————————————————

LUẬT SƯ NGUYỄN THỊ MẾN – LUẬT SƯ TẠI BẾN TRE (MLawyer)

✦ Website: https://luatsunguyenthimen.vn/

✦Tổng đài tư vấn: 0931.105.104 (LS Mến)

✦ Email: lsnguyenthimen@gmail.com

 

 

 

VỀ CHÚNG TÔI
118E3 Đường số 3 (cuối đường số 3) Khu dân cư Sao Mai, Khu phố Mỹ Tân, phường 7, TP. Bến Tre, tỉnh Bến Tre (gần Công an tỉnh Bến Tre)
Thứ 2 - Thứ 6: 8.00 am - 5.00 pm