Giá trị pháp lý của Hợp Đồng điện tử

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử, các giao dịch thương mại điện tử ngày càng phát triển và hợp đồng điện tử được hình thành từ đó và được sử dụng nhiều trong quá trình giao dịch thương mại.

Tuy nhiên, khái niệm hợp đồng điện tử vẫn còn nhiều cách hiểu khác nhau, cụ thể như:

Nói đến hợp đồng điện tử là nói đến một phương thức thiết lập hợp đồng chứ không phải là một loại hợp đồng dựa trên một đối tượng cụ thể nào. Hợp đồng điện tử là những hợp đồng được giao kết thông qua các phương tiện điện tử, mà trong đó Internet hay ít nhất là các kỹ thuật và giao thức được sử dụng trên Internet đóng một vai trò cơ bản và công nghệ thông tin được coi là điều kiện tiên quyết.[1]

Luật mẫu về Thương mại điện tử của UNCITRAL (1996) quy định “Về hình thức hợp đồng, trừ khi các bên có quy định khác, chào hàng và chấp nhận chào hàng có thể được thể hiện bằng thông điệp dữ liệu. Khi thông điệp dữ liệu được sử dụng để hình thành hợp đồng, hợp đồng đó không bị phủ nhận giá trị pháp lý chỉ vì nó được thể hiện bằng thông điệp dữ liệu”.[2]

Thông điệp dữ liệu không bị phủ nhận giá trị dùng làm chứng cứ chỉ vì đó là một thông điệp dữ liệu. Giá trị chứng cứ của thông điệp dữ liệu được xác định căn cứ vào độ tin cậy của cách thức khởi tạo, lưu trữ hoặc truyền gửi thông điệp dữ liệu; cách thức bảo đảm và duy trì tính toàn vẹn của thông điệp dữ liệu; cách thức xác định người khởi tạo và các yếu tố phù hợp khác.[3]

Ngoài ra, theo Điều 34, Luật giao dịch điện tử 2005 có quy định về việc thừa nhận giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử như sau: “Giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử không thể bị phủ nhận chỉ vì hợp đồng đó được thể hiện dưới dạng thông điệp dữ liệu.”1

Mặt khác, Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.[4]

Như vậy, pháp luật về dân sự, pháp luật giao dịch điện tử đã ghi nhận tính pháp lý của hợp đồng điện tử là văn bản.

 

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về một số vấn đề liên quan đến giá trị pháp lý của Hợp đồng điện tử. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến bạn chưa hiểu hết vấn đề hoặc và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của bạn.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn trực tuyến, gọi số 0931.105.104 để được giải đáp.

——————————————————

LUẬT SƯ NGUYỄN THỊ MẾN (MLawyer)

✦ Website: https://luatsunguyenthimen.vn/

✦Tổng đài tư vấn: 0931.105.104

✦ Email: lsnguyenthimen@gmail.com

 

[1] Những vấn đề khác biệt trong giao kết hợp đồng điện tử Trần Văn Biên* Viện Nhà nước và Pháp luật, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, Tạp chí Khoa học và công nghệ Việt Nam, Những vấn đề khác biệt trong giao kết hợp đồng điện tử Trần Văn Biên* Viện Nhà nước và Pháp luật, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, trang 16.

[2] TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ – KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH, TÀI LIỆU HỌC TẬP THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ (LƯU HÀNH NỘI BỘ), Hà Nội, 2019 

[3] Điều 14 Luật giao dịch điện tử năm 2005

[4] Khoản 1 Điều 119 Bộ luật Dân sự năm 2005

VỀ CHÚNG TÔI
118E3 Đường số 3 (cuối đường số 3) Khu dân cư Sao Mai, Khu phố Mỹ Tân, phường 7, TP. Bến Tre, tỉnh Bến Tre (gần Công an tỉnh Bến Tre)
Thứ 2 - Thứ 6: 8.00 am - 5.00 pm